Virus cúm gia cầm A(H7N9) là gì? |
H7N9 là một phân nhóm mới của virus cúm gia cầm. Virus H7N9 hiện nay là thể tái tổ hợp (nghĩa là kết hợp) từ những chủng virus đã phát hiện trước đây ở chim hoang dã và gia cầm. Trường hợp xảy ra gần đây ở Trung Quốc là trường hợp nhiễm virus H7N9 đầu tiên ở người được báo cáo
|
|
Triệu chứng chính của người nhiễm virus cúm gia cầm A(H7N9) là gì?
|
Cho đến nay, các bệnh nhân nhiễm virus này đều bị viêm phổi nặng. Các triệu chứng gồm sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có đủ thông tin về tất cả các dấu hiệu lâm sàng mà bệnh do nhiễm virus H7N9 có thể gây ra. Nguồn: WHO
|
|
H7N9 có liên hệ như thế nào với động vật? |
Nhà chức trách Trung Quốc đã chính thức thông báo về việc tìm thấy chủng virus H7N9 này trong các mẫu gia cầm gồm gà, vịt, bồ câu nuôi nhốt, được thu thập từ các chợ buôn bán gia cầm sống tại những khu vực có người bị nhiễm bệnh.
Trước đây chỉ có báo cáo về các trường hợp động vật nhiễm phân nhóm virus này ở châu Á sau khi có các hoạt động giám sát tại Hàn Quốc và Mông Cổ, khi đó người ta đã phân lập được phân nhóm H7N9 từ chim hoang dã. Điều quan trọng cần ghi nhớ là các chủng virus H7 cùng các phân nhóm của chúng (vd H7N2, H7N6, và H7N7) đã được phát hiện thấy ở gia cầm tại nhiều nước trên khắp thế giới.
|
|
Chim hoang dã có bị nhiễm virus không?
|
Kể từ khi phát hiện ra virus lần đầu tiên cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy chim di cư hoang dã bị nhiễm loại virus H7N9 đặc biệt này. Hiện vẫn đang nỗ lực giám sát lấy mẫu từ động vật hoang dã và từ môi trường tại các vùng bị nhiễm. FAO khuyến cáo mạnh mẽ không nên tiêu diệt các loài chim hoang dã. Gia súc gia cầm phải được nuôi nhốt riêng biệt, không tiếp xúc với chim trời và các loài động vật hoang dã khác.
|
|
Nguồn lây nhiễm cúm gia cầm A(H7N9) sang người là gì? |
Hiện vẫn chưa khẳng định được nguồn lây nhiễm. Nhiều ca nhiễm H7N9 ở người tại Trung Quốc được báo cáo là đã từng tiếp xúc với gia cầm.
Nhà chức trách Trung Quốc đang thực hiện một chương trình giám sát diện rộng đối với ngành chăn nuôi cả nước để thu thập thêm thông tin.
Kết quả phân tích gien của các virus phân lập được cho thấy có những thành phần có nguồn gốc từ virut gây bệnh cho gia cầm, nhưng chính xác nguồn lây nhiễm sang người là loài gì thì vẫn còn phải xác đinh.
|
|
Virus này có khác biệt gì so với những virus độc lực cao như H5N1, vẫn được gọi là "cúm gà"? |
Nhìn chung các virus thuộc các phân nhóm H7 thường được xem là các chủng virus độc lực thấp khi chúng chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không gây bệnh cho gia cầm. Kết quả phân tích gien của virus cúm gia cầm A(H7N9) cho thấy nó có độc lực thấp đối với gà. Khó phát hiện được các virus độc lực thấp ở gà vì gà nhiễm virus độc lực thấp thường không biểu hiện bệnh.
Ngược lại, các virus cúm gia cầm độc lực cao, như H5N1, gây bệnh nặng cho gia cầm và gây chết nhiều. Điều này khiến H5N1 và các virus độc lực cao khác dễ phát hiện trên gia cầm. Để có thêm thông tin về H5N1, đề nghị tham khảo CHTG (FAO’s FAQ) về virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 của FAO.
Điều quan trọng cần ghi nhớ là một số virus H7 độc lực thấp đã phát triển thành virus cúm gia cầm độc lực cao, như đã quan sát thấy ở Canada (2004), Chilê (2002) và nhiều quốc gia Châu Âu khác.
|
|
Cần làm gì để bảo vệ con người trước các loại virus cúm? |
FAO khuyến nghị tuân thủ hướng dẫn của WHO về các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người. Xem Câu hỏi thường gặp về nhiễm virus cúm A(H7N9) ở người của Nhà WHO, Trung Quốc.
|
|
chức trách tại một nước nhiễm cúm gia cầm cần tiến hành các biện pháp phòng ngừa gì? |
Điều quan trọng là các quốc gia phải có sẵn một hệ thống thú y với nguồn lực dồi dào để phòng ngừa, phát hiện, và ứng phó nhanh trước một tác nhân gây bệnh từ động vật hay trước một mối đe dọa khác. Cần phải có phương tiện kiểm dịch động vật sống hay kiểm tra động vật và sản phẩm. Điều thiết yếu là có được những nhóm nhân viên chẩn đoán bệnh được chuẩn bị kỹ càng tiến hành điều tra tại hiện trường và làm xét nghiệm để có thể thông báo với những người ra quyết định bản chất của vấn đề, từ đó triển khai hành động ứng phó.
Các virus cúm độc lực thấp khó phát hiện ở gia cầm vì chúng chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không gây bệnh cho gia cầm. Do vậy người chăn nuôi cần chú ý những biểu hiện bệnh không rõ rệt như số lượng trứng đẻ ra giảm hơn một chút hay lượng thức ăn tiêu thụ ít đi. Việc giám sát các chợ gia cầm sống cùng với các biện pháp vệ sinh khử trùng chợ được khuyến cáo mạnh mẽ.
Trước đây, các quốc gia bị nhiễm cúm gia cầm độc lực thấp thường dựa vào:
i) việc giám sát có mục tiêu;
ii) việc tăng cường an ninh sinh học tại trại chăn nuôi và tại chợ;
iii) và đôi khi việc sử dụng vắc xin chất lượng cao có kiểm soát. Một số nước đã loại bỏ được virus cúm gia cầm độc lập thấp bằng cách tiến hành các biện pháp tiêu hủy và bồi thường.
|
|
FAO có khuyến cáo dùng vắc xin cho động vật để phòng chống H7N9 không? |
Hiện nay FAO cho rằng vẫn chưa đến lúc khuyến cáo dùng vắc xin cho các loài động vật để phòng chống cúm gia cầm A(H7N9). Hiện vẫn chưa rõ mức độ lan truyền của virus này trong động vật. Mặc dù hiện đã có vắc xin thương phẩm cho các chủng virus H7, vẫn cần có thêm thông tin để xác định xem liệu các loại vắc xin đó có hiệu quả đối với chủng virus mới này hay không, hay cần phải điều chế ra một loại vắc xin phù hợp khác.
|
|
Nếu cần cân nhắc việc sử dụng vắc xin , cần có yếu tố gì để trù tính một chiến dịch tiêm phòng? |
Mục đích của sử dụng vắc xin là bảo vệ các đàn (gia súc gia cầm) mẫn cảm trước khả năng lây nhiễm tiềm tàng. Vắc xin giúp làm giảm số lượng virus do động vật thải ra, từ đó giảm khả năng phát tán của virus. Chiến lược dùng vắc xin có thể sử dụng hiệu quả trong trường hợp cần hành động khẩn cấp khi có ổ dịch bùng phát hoặc khi cần tiến hành như một biện pháp thường quy tại một vùng mà bệnh dịch có tính đặc hữu. Nguồn: OIE
Cần biết bệnh dịch đang lan truyền ở đâu trước khi quyết định sử dụng vắc xin. Chỉ riêng vắc xin sẽ không giải quyết được nguy cơ lây nhiễm sang người mà cần phải bổ sung thêm việc tăng cường vệ sinh quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, và cần có thêm các hệ thống cấp giấy chứng nhận để bảo vệ người lao động và người tiêu dùng.
Việc lập kế hoạch cẩn thận, bao gồm đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu về hậu cần là rất quan trọng trong việc quyết định xem liệu có nên sử dụng vắc xin để có được kết quả thành công hay không. Cũng cần tổ chức tập huấn để đảm bảo rằng nhân viên sử dụng vắc xin hiểu rõ các nguyên tắc an ninh sinh học và an toàn sinh học, từ đó không làm gia tăng mức độ lan truyền của virus. Nhà chức trách cũng nên có kế hoạch đạt tới những điều kiện mà khi đạt tới đó cần thu hồi vắc xin và dừng việc sử dụng (nghĩa là một chiến lược rút lui).
|
|
Người dân nói chung ở một nước bị nhiếm cúm gia cầm cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa gì? |
FAO khuyến nghị việc áp dụng các phương pháp thực hành an ninh sinh học và vệ sinh chuồng trại tốt trong toàn bộ chuỗi sản xuất và tiêu thụ gia cầm và gia súc khác. Tuy H7N9 dường như chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không gây bệnh cho gia cầm, các biện pháp an ninh sinh học và vệ sinh tốt, đạt tiêu chuẩn, vẫn giúp bảo vệ gia súc và con người trước khả năng nhiễm loại virus này cũng như các loại virus cúm khác nói chung. FAO khuyến nghị:
Trong trường hợp có dấu hiệu bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu bệnh ở đàn vật nuôi hoặc đàn động vật hoang dã, cần giám sát và lấy mẫu tại các điểm tập trung (chợ, hội chợ gia súc sống) để xem xem liệu có virus lưu hành không.
Việc tăng cường an ninh sinh học tại hộ chăn nuôi, các điểm thu gom vật nuôi, và các khu chợ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ virus xâm nhập.
Nuôi nhốt toàn bộ gia súc gia cầm xa con người và xa nơi ở của con người. Tiếp xúc gần gũi với động vật nhiễm bệnh có thể khiến con người gặp rủi ro. Vì virus cúm gia cầm A(H7N9) chỉ gây ra dấu hiệu bệnh không rõ ràng, hoặc không gây ra dấu hiệu bệnh nên việc cách ly nơi nuôi gia súc gia cầm với nơi sinh sống của con người là yếu tố then chốt.
Gia cầm nhiễm virus cúm gia cầm độc lực thấp như H7N9 thường không có biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, vẫn rất quan trọng là bạn cần báo cáo mọi trường hợp gia cầm có biểu hiện lâm sàng nhiễm bệnh hoặc chết mà bạn biết cho cơ quan thú y (hoặc y tế công) địa phương. Nếu không thể làm được việc này, hãy nói với láng giềng hoặc người đứng đầu trong cộng đồng của bạn. Quan trọng là bạn phải cáo cáo mọi dấu hiệu mắc bệnh, hoặc chết đột ngột không rõ lý do ở gia cầm, chim hoang dã, hay các gia súc khác, để cơ sở thú y có thể điều tra nguyên nhân, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán bệnh, và tiêu hủy xác động vật chết đúng cách.
Cần ngăn không cho chim hoang dã tiếp xúc với gia cầm và gia súc nuôi, nuôi riêng rẽ các loài gia súc khác nhau. Có thể sử dụng vách ngăn, hàng rào, lưới chắn để cách ly các loài và giúp ngăn ngừa virus lây truyền.
Thường xuyên rửa tay để tiêu diệt và loại bỏ virus cũng như các tác nhân gây bệnh khác.
Bạn phải luôn luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với gia cầm và các gia súc khác, sau khi nấu nướng hoặc chuẩn bị thực phẩm, và trước khi ăn.
|
|
Những người tham gia buôn bán hay vận chuyển gia cầm cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa nào? |
Những người chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, và tất cả những người tham gia các khâu trung gian khác trong chuỗi sản xuất, cung ứng gia cầm cần áp dụng các biện pháp an ninh sinh học tốt để giảm thiểu nguy cơ virus xâm nhập vào các khu vực chăn nuôi cũng như nguy cơ làm virus tiếp tục lan truyền ra toàn bộ chuỗi thị trường.
Những người vận chuyển gia cầm sống phải sử dụng lồng: i) chỉ sử dụng cho mục đích vận chuyển gia cầm, và ii) có thể dễ dàng dọn sạch và tẩy trùng. Tất cả các công cụ dùng để vận chuyển gia cầm sống phải được làm sạch và tẩy trùng trước và sau khi vận chuyển.
Nhân viên thú y và các nhà cung cấp dịch vụ khác, những người di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác có nguy cơ làm phát tán virus nếu không thực hiện tốt các biện pháp an ninh sinh học. Nhân viên thú y cũng cần thuyết phục người chăn nuôi gia cầm và những người liên quan khác mà họ gặp xúc tiến việc sử dụng các biện pháp an ninh sinh học tốt.
Ở cấp trang trại, phải thực hiện các biện pháp an ninh sinh học. Các biện pháp này bao gồm:
Đặt rào chắn tại lối vào khu chăn nuôi; sử dụng nguồn nước và nguồn thức ăn không bị nhiễm bẩn; nuôi nhốt gia cầm trong chuồng trại được che chắn tốt để ngăn không cho chim hoang dã và động vật gặm nhấm xâm nhập phá hoại; ngăn không để người lao động trong các cơ sở chăn nuôi gia cầm nuôi gia cầm riêng của mình; đảm bảo quần áo ngoài và giày dép đều được thay ra khi người ra và vào nơi chăn nuôi; thiết lập khoảng thời gian nghỉ ngơi bắt buộc (VD tối thiểu 1 ngày) khi có sự di chuyển giữa các khu vực khác nhau trong trại chăn nuôi để tránh nguy cơ lan truyền bệnh từ khu vực này sang khu vực khác; áp dụng kiểm dịch đối với những gia cầm mới đưa vào hoặc quay lại trang trại; nuôi riêng rẽ các loài gia súc, gia cầm; và thường xuyên dọn sạch, tẩy trùng chuồng trại.
|
|
Chợ gia cầm sống đóng vai trò gì trong tình hình hiện nay? |
Cần có thêm thông tin để hiểu được chợ gia cầm sống có thể và không thể đóng vai trò gì trong tình hình hiện nay.
Nhìn chung, nhiều khả năng chợ gia cầm sống có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và phát tán các virus cúm gia cầm. Thông tin hiện có cho rằng thậm chí chợ gia cầm sống có thể phải chịu trách nhiệm về việc làm cho virus pha trộn giữa các loài trong đó có con người.
Vì thế, FAO hiện đang khuyến nghị việc tăng cường thường xuyên giám sát các chợ gia cầm sống, nhất là trong bối cảnh phần lớn các ca nhiễm bệnh ở người được phát hiện cho đến nay dường như đều có mối liên hệ với chợ gia cầm sống. Nếu tìm thấy gia cầm dương tính tại các chợ này, việc quan trọng then chốt là phải truy nguyên được trang trại nguồn gốc.
Việc truy nguyên nguồn gốc sẽ giúp nhà chức trách:
i) hiểu rõ hơn mức độ phát tán virus;
ii) giúp xác định nguồn gây lây nhiễm;
iii) đặt mục tiêu và thực hiện các biện pháp kiểm soát phù hợp.
|
|
Tiêu dùng thịt gia cầm có an toàn không? |
Các virus cúm không lây truyền được khi sử dụng thực phẩm nấu kỹ. Các virus cúm sẽ bị bất hoạt khi nấu nướng thực phẩm ở nhiệt độ thông thường(nghĩa là khi mọi điểm của thực phẩm đều được nấu tới 70°C – nóng "sốt"), sẽ an toàn khi ăn thịt được sơ chế và nấu nướng đúng cách, kể cả thịt gia cầm lẫn chim săn bắn được.
Không được ăn động vật mắc bệnh hoặc động vật chết do mắc bệnh. Không được cho hoặc bán những động vật chết này cho người khác. Cũng không dùng những động vật này làm thức ăn cho các động vật khác.
Sản phẩm thịt có thể sử dụng an toàn với điều kiện được nấu đúng cách và được xử lý đúng cách trong quá trình chế biến thực phẩm. Việc ăn thịt sống hoặc các món ăn từ tiết động vật chưa nấu chín là một thói quen có rủi ro rất cao [đối với một số vi trùng có nguồn gốc thực phẩm] nên không được khuyến khích. Trứng và các món ăn có trứng cũng cần được nấu kỹ.
Nguồn: WHO và FAO
|
|
Các phương pháp chuẩn bị thực phẩm tốt là gì? |
Việc chuẩn bị thực phẩm đúng cách bao gồm:
Rửa tay trước và sau khi xử lý thực phẩm;
Rửa tay khi chuyển từ xử lý thực phẩm tươi sống sang xử lý thực phẩm nấu chín hoặc thực phẩm ăn liền;
Để thịt sống cách xa thực phẩm đã nấu chín hoặc thực phẩm ăn liền;
Để dụng cụ, bề mặt dùng để chuẩn bị thịt sống cách xa những thứ dùng cho các thực phẩm khác (VD thớt, dao, đĩa);
Rửa sạch, khử trùng tất cả các dụng cụ, bề mặt có tiếp xúc với thịt sống.
Nguồn: WHO và FAO
|
|
FAO đang làm gì? |
FAO đang theo dõi sát sao tình hình thông qua mạng lưới rộng rãi gồm các văn phòng quốc gia, các trung tâm tham chiếu, và các cộng tác viên khác.
FAO đang liên kết với các cơ quan đối tác chủ chốt, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).
FAO và cộng đồng khoa học hiện đang nghiên cứu trình tự gien của virus để hiểu rõ hơn tính chất của nó và đảm bảo rằng các phương pháp tiếp cận chẩn đoán có thể giúp tìm ra được dòng virus cúm mới này.
FAO đang xây dựng hướng dẫn giám sát, đánh giá rủi ro, và quản lý rủi ro đối với cúm gia cầm A(H7N9) cho các nước bị nhiễm bệnh hoặc có nguy cơ. |
|
Ý kiến của FAO về các hành động của nhà chức trách Trung Quốc? |
Với thông tin hiện có, FAO đồng tình với cách quản lý tình hình hiện nay của Trung Quốc.
FAO đồng tình với khuyến cáo của nhà chức trách Trung Quốc đối với công chúng là cần thực hiện các biện pháp vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan các bệnh lây nhiễm đường hô hấp và đặc biệt chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm gia súc ốm bệnh hoặc chết.
FAO khen ngợi quyết định công khai thông tin về virus với công chúng của nhà chức trách Trung Quốc. Điều này cho phép cộng đồng khoa học tiếp tục việc phân tích và các quốc gia triển khai nỗ lực phát hiện sớm, ngăn ngừa, và kiểm soát bệnh. |
|
Trung Quốc có cần phải xét nghiệm gia cầm khỏe mạnh để tìm ra virus ở những vùng được báo cáo là có người nhiễm bệnh không? |
Cần. Trung Quốc đã bắt đầu làm việc này. FAO khen ngợi Trung Quốc về nỗ lực giám sát động vật, và FAO là cơ quan thích hợp hỗ trợ cho các nước về lĩnh vực này. Nhà chức trách Trung Quốc đã tăng cường việc lấy mẫu gia cầm, động vật hoang dã, và lợn ở những vùng có báo cáo về các ca nhiễm bệnh ở người. Các địa điểm lấy mẫu bao gồm chợ gia cầm sống, cơ sở chăn nuôi tập trung, và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. |
|
FAO có đang khuyến cáo bất kỳ một biện pháp hạn chế thương mại nào vào thời điểm này không? |
FAO khuyến cáo các nước nhập khẩu cần duy trì việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo cho hệ thống thú y có thể sàng lọc, cấp giấy chứng nhận cho động vật sống cũng như kiểm soát thực phẩm. Đây là các biện pháp giúp tạo điều kiện cho việc nhập khẩu những sản phẩm và/hoặc động vật khỏe mạnh, an toàn.
Các biện pháp hạn chế thương mại phải luôn được xem xét trong mối liên hệ với mức độ nguy cơ mà một sản phẩm động vật cụ thể có thể gây ra cho một quốc gia. Trong trường hợp H7N9 ở Trung Quốc, nguồn lưu trữ hoặc mang mầm bệnh của virus này hiện vẫn chưa khẳng định được. Biết được loài nào mang chức năng này là điều có tầm quan trọng thiết yếu khi xử lý các bệnh động vật để từ đó đặt mục tiêu cho hành động ứng phó, trong đó có hạn chế thương mại.
Để có thêm thông tin về những vấn đề có liên quan đến thương mại, đề nghị truy cập: www.oie.int
|
|
Tôi có thể lấy thêm thông tin về trường hợp người nhiễm cúm ở đâu? |
WHO website
CDC website
|
|
Tôi có thể lấy thêm thông tin về an ninh sinh học ở đâu? |
Các trang tham khảo dưới đây đặc biệt liên quan đến cúm gia cầm độc lực cao H5N1. Tuy nhiên, nội dung của chúng cũng phục vụ rất tốt cho việc quản lý H7N9.
Biosecurity HPAI Paper
Biosecurity fact sheet
Biosecurity brochure
Biosecurity booklet |
Nguồn từ FAO.
Bài viết có sử dụng hình ảnh từ internet
|