Trang chủ     Khoa học Công nghệ
Cứu lấy ngành chăn nuôi heo.
Đăng ngày 25/03/2022 Lượt xem: 9511

Ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua đã phát triển nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm thịt trong nước và từng bước vươn ra xuất khẩu với sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng ngày càng cao, giá thành ngày càng hạ; ngành chăn nuôi đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Năm 2016, giá bán heo hơi tại thị trường nội địa từng lên tới 54.000-56.000 đồng/kg vào (tháng 4-2016)  do thị trường Trung Quốc tăng nhập, nhưng sau đó bắt đầu hạ nhiệt khi thị trường này tạm ngừng mua vào giữa tháng 5-2016. Sau khi Trung Quốc nhập heo trở lại, giá heo hơi đã hồi phục nhẹ và đứng ở mức xấp xỉ 50.000 đồng/kg (Báo Tuổi Trẻ đưa tin).

Người dân có đất hoặc thuê đất đổ xô xây dựng chuồng trại nuôi heo một cách tự phát. Những tháng đầu năm 2017 chăn nuôi lợn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ do thương lái Trung Quốc bất ngờ dừng mua, dẫn đến giá thịt lợn hơi sụt giảm sâu, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ nặng. Tuy bị thua lỗ nhưng các hộ gia trại và trang trại vẫn cố gắng duy trì hoặc giảm nhẹ quy mô đàn do chuồng trại và con giống có sẵn, chỉ những hộ nuôi nhỏ lẻ sau khi xuất chuồng bị thua lỗ mới giảm đàn. 

Tại Ninh Thuận tính đến thời điểm ngày 01/10/2016 tổng đàn heo trên 91.000 con, trong đó có 43 hộ liên kết chăn nuôi gia công cho công ty CP gần 50.000 con/64 trang trại, còn lại là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hiện nay, tổng đàn heo nuôi gia công cho công ty CP tại Ninh Thuận còn khoảng 42 ngàn con. Heo xuất chuồng chủ yếu tiêu thụ nội địa trong tỉnh. Việc phát triển nóng dẫn đến hậu quả nguồn cung vượt cầu, thịt lợn đang “khủng hoảng thừa” nghiêm trọng. Giá giảm thấp nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, và cũng là thấp nhất trên thế giới. Hiện giá thịt lợn hơi nhiều nơi dưới 25.000 đồng/kg, người chăn nuôi lổ từ 1-1,5 triệu/con.

 

Hình ảnh nuôi heo trại, hộ

Mặt khác, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, xuất khẩu không đáng kể, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân nhiều, liên kết trong chuỗi còn nhiều hạn chế. Người chăn nuôi gặp nhiều rủi ro trước những biến động thị trường. Ngoài ra, việc quy hoạch các lò giết mổ trên cả nước cũng như tại Ninh Thuận thực hiện chưa đạt hiệu quả để tăng cường giá trị gia tăng trong chuỗi. 

Để cứu lấy ngành chăn nuôi heo Việt Nam Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh đến giải pháp phát triển xuất khẩu chính ngạch thịt lợn ra thế giới. Hiện nay, Bộ đang quyết liệt trong việc mở thị trường xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc. 

Ngày 28/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc họp khẩn với một số bộ, ngành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân chăn nuôi lợn.

 

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Các giải pháp này bao gồm xây dựng, hướng dẫn, giám sát thực hiện quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, hạ giá thành và chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi để tăng sức mua trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; rà soát điều chỉnh hạn chế mở mới các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp; giảm quy mô đàn lợn, nhất là đàn lợn nái, điều chỉnh lại cơ cấu chất lượng đàn giống, phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường; tổ chức lại sản xuất chăn nuôi có hiệu quả theo các chuỗi liên kết từ cung cấp đầu vào cho sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại làm động lực, người dân làm chủ thể chính nhằm kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi. 

Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Ngoại giao, phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương tập trung tuyên truyền đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thịt tại thị trường nội địa, hoặc có văn bản gửi các doanh nghiệp chế biến lớn, các khu công nghiệp, các đơn vị của lực lượng vũ trang để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thịt trong nước nhằm chia sẻ bớt khó khăn với người chăn nuôi; tập trung mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn. Cùng với đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương chỉ đạo Sở Công thương làm việc với các doanh nghiệp chế biến, giết mổ, phân phối rà soát chi phí trong các khâu nhằm giảm các chi phí trung gian, giảm sự chênh lệch giữa giá thu mua và giá bán lẻ; tổ chức chương trình kết nối giữa các doanh nghiệp và vùng sản xuất, tăng cường thu mua chế biến, cấp đông; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường ký kết các hợp đồng tiêu thụ lợn thịt với các trang trại chăn nuôi để tạo nguồn cung ổn định phục vụ công tác bình ổn và bảo đảm thu mua lợn thịt cho người chăn nuôi với giá cả hợp lý. 

​(Bài viết có sử dụng từ nguồn truy cập từ internet)

Nguyễn Điều                          

Bài đã đăng:
Trung tâm dịch vụ Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản

Trung tâm Dịch vụ Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh Ninh Thuận được thành lập theo Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Giống hải sản cấp I và Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi)

1 / 11
Trung tâm
2 / 11
Trung tâm
3 / 11
Trung tâm
4 / 11
Trung tâm
5 / 11
Trung tâm
6 / 11
Trung tâm
7 / 11
Trung tâm
8 / 11
Trung tâm
9 / 11
Trung tâm
10 / 11
Trung tâm
11 / 11
Trung tâm
Liên kết
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ

TRUNG TÂM DỊCH VỤ GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THUỶ SẢN TỈNH NINH THUẬN

Địa chỉ: thôn Hoà Thạnh, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Điện thoại: 0259.3633009 - Hotline: 0374.121196

Hoạt động theo Quyết định số 773/QĐ-UBND  ngày 29/11/2021

Trang thông tin đang chạy dữ liệu Demo....
Designed by  Ninh Thuan Software